Now Reading
Foam là gì? Từ A-Z về chất liệu Foam bạn cần biết

Foam là gì? Từ A-Z về chất liệu Foam bạn cần biết

Foam là chất liệu được tạo ra bằng bọt khí của chất lỏng hoặc chất rắn nên thường có độ bền và tính đàn hồi cao, chính vì thế mà nó được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên foam là gì? Foam có những loại nào? Hãy cùng mình tìm hiểu ngay nhé.

Chất liệu foam là gì?

Có thể nói foam là chất liệu được ứng dụng rất nhiều trong các sản phẩm đời sống, tuy nhiên không phải ai cũng có thể trả lời được foam là gì? Nói một cách dễ hiểu thì foam là chất liệu khá nhẹ được tạo ra từ bọt khí của các chất lỏng hoặc rắn.

Thông thường để tạo nên được chất bọt khí foam thì nó sẽ  trải qua quá trình phản ứng hóa học trực tiếp của các chất polyol, polyisocyanate và H20. Khi polyisocyanate, polyol kết hợp với H20 sẽ tỏa nhiệt, tạo ra chất được gọi là polyurethane, cùng với đó là Diphenylethene Diisocyanate (MDI) và Toluene Diisocyanate (TDI).

Chính nhờ những quy trình sản xuất phức tạp đó là foam có được rất nhiều những đặc tính nổi bật như: có độ đàn hồi cao, cách nhiệt, siêu mềm và nhẹ. Ngày nay nhờ được cải tiến nhiều hơn nên cũng được ứng dụng một cách rộng rãi hơn.

Nguồn gốc, cấu tạo của chất liệu Foam

Như vậy, sau khi đã biết được foam là gì rồi thì ngay bây giờ mình sẽ giới thiệu cho các bạn về nguồn gốc cũng như là cấu tạo của loại chất liệu ngay nhé.

Nguồn gốc

Foam được coi là chất liệu có từ khá lâu đời, từ những năm 500 TCN ở thời kì mà mọi thứ đang còn khá là thô sơ. Khi đó thì người ra sử dụng mũ cao su tự nhiên để tạo nên foam, tuy nhiên ứng dụng và đặc tính không được cao.

Dần dần, ngành công nghiệp càng phát triển thì foam cũng được cải tiến, tạo nên foam tổng hợp với nhiều chất liệu và có tên gọi khác nhau: foam bọt biển, giấy foam,… Và từ thế kỉ 20, foam ngày càng được ứng dụng nhiều trong sản xuất cũng như là đời sống.

Cấu tạo

Vì được tạo ra từ quá trình phản ứng hóa học và thu về bọt khí trong chất lỏng và rắn nên foam có nhiều cấu tạo riêng khác nhau. Nhưng nhìn chung thì nó vẫn sẽ có hai loại cấu tạo chính:

  • Cấu tạo lỗ hổng: Loại này được tạo nên nhờ các lỗ hổng, liên kết với nhau, có khả năng hấp thụ độ ẩm cao.
  • Cấu tạo ô kín: Khác với cấu tạo lỗ hổng thì cấu tạo ô kín sẽ có mật độ phân tử foam dày đặc và liên kết chặt chẽ với nhau, loại này thì thường có độ ổn định hơn về cấu tạo lẫn kích thước.

Phân loại

Foam là gì? Urethane foam là gì? Có những loại foam nào nổi bật? Ngay bây giờ hãy cùng mình tìm hiểu ngay nhé.

PU Foam

PU foam là gì? Đây là chất liệu foam có dạng nhựa được tạo nên từ các bọt khí, nên pu foam cứng và độ đàn hồi rất tốt. Được làm từ polyol và các chất tổng hợp  isocyanate, polyphynyl và polymethylene nên có thể nói đây được coi là loại foam được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống.

Nếu bạn đang thắc mắc polyurethane foam là gì? Thì đây chính là cách viết đầy đủ của PU foam. Chính nhờ vào những ưu điểm nổi bật mà mình vừa kể trên nên mút xốt PU foam hay nhựa PU foam còn dùng làm cách nhiệt hay cách âm khá tốt trong các tòa nhà hay quán karaoke nữa đấy.

PE Foam

PE foam là gì? Là chất liệu foam kết hợp với chất Polyethylene tạo thành các mút xốp với sự dẻo dai và đàn hồi cao. Chính nhờ vào độ dẻo dai này mà PE foam có thể tùy chỉnh độ dày mỏng khác nhau theo mong muốn một cách dễ dàng hơn.

Ngày nay các sản phẩm từ PE foam đã được cải thiện và ứng dụng một cách rộng rãi hơn. Với giá thành rẻ, có thể tái chế, thân thiện với môi trường nên thay vì sử dụng nilon thì người ta sẽ lựa chọn loại foam này.

PE foam được ứng dụng trong các thiết kế túi bọc chống sốc bảo vệ đồ đạc, nguyên liệu làm dép xốp, nệm gia đình,…

PVC Foam

PVC foam hay foam board là chất liệu được làm chủ yếu từ nhựa PVC, bột gỗ, foam và những chất phụ gia khác đi kèm. Để tạo nên được một chất liệu PVC foam đảm bảo thì người ta cần pha chế các nguyên liệu theo tỷ lệ nhất định sau đó nén và định hình một cách đảm bảo và tinh xảo. Như vậy các bạn đã biết PVC foam là gì  hay foam board là gì rồi đúng không nào?

Do kết hợp với phần lớn là nhựa tổng hợp PVC nên loại foam này có giá thành khá phải chăng và không có được nhiều đặc tính nổi bật như với các loại foam còn lại: mềm mại, độ đàn hồi.

Tuy nhiên thì PVC foam vẫn được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hằng ngày với khả năng cách nhiệt, chống ồn: thiết kế nội thất, cách âm tường,…

Memory Foam

Memory foam là chất liệu được làm từ Polyurethane kết hợp với cao su thiên nhiên cùng một vài chất phụ gia đi kèm tạo nên độ đàn hồi và dẻo dai cao. Chất liệu này được phát hiện khoảng năm 1966 khi mà  mong muốn giảm được áp suất trong không gian đối với các phi hành gia.

Nhờ vào ngành công nghiệp ngày càng phát triển, trải qua quá trình cải tiến nên Memory foam được coi là chất liệu foam ưu việt và có chất lượng cao nhất. Memory foam có khả năng mềm, chống áp suất, áp lực cao, độ đàn hồi tốt nên thường dùng làm đệm, gối cao cấp.

Như vậy thì các bạn đã biết được foam là gì hay memory foam là gì rồi phải không nào?

Eva foam

Eva foam là gì? Đây là chất liệu được là  chủ yếu từ Ethylene và Acetate, và vẫn giữ được cho mình những đặc trưng nổi bật của foam. Tùy vào yêu cầu đối với sản phẩm mà bạn có thể chọn được cho mình chất liệu với phụ gia khác ít hay nhiều để đảm bảo được chất lượng.

Nhờ vào khả năng đàn hồi, bóng đẹp cùng với độ cách âm tốt, khá nhẹ nên Eva foam được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất cũng như là đời sống hằng ngày.

Chắc hẳn khi đọc đến đây thì các bạn đã phần nào biết được foam cách nhiệt là gì hay bath foam là gì rồi phải không nào?

Đặc điểm nổi bật của foam

Foam là gì? Foam có những đặc tính nổi bật nào? Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người khi tìm đến với chất liệu này phải không nào? Ngay bây giờ hãy cùng mình khám phá nhé.

Ưu điểm của chất liệu foam

Có thể nói, foam là một chất liệu khá phổ biến hiện nay, vậy nó có những ưu điểm gì? Hãy tìm hiểu ngay nhé.

Độ đàn hồi cao

Đây được coi là ưu điểm nổi trội nhất của foam. Có độ đàn hồi rất cao nên được ứng dụng rất nhiều vào các sản phẩm đệm, gối chữ U hay dép cao su,… Bạn có thể dễ dàng nhận thấy điều này khi dùng tay ấn nhẹ vào chiếc đệm bằng foam đấy.

Siêu nhẹ

Nhờ vào các bọt khí trong quá trình xảy ra phản ứng hóa học của các chất mình đã nêu trên nên foam thường có trọng lượng khá nhẹ. So với các sản phẩm nhựa khác thì dù kết hợp với nhựa PVC thì foam cũng có trọng lượng khá nhẹ.

Cách âm tốt

Ngoài những ưu điểm ở trên ra thì foam cũng là chất liệu có khả năng cách âm rất tốt, vì thế  bạn có thể dễ dàng tìm thấy những tấm nhựa foam cách âm trong xây dựng hay thiết kế nội thất.

Có độ bền cao

Nếu bạn đang thắc mắc về chất lượng của chất liệu foam thì đừng lo nhé. Những sản phẩm từ foam thường có tuổi thọ khá cao nhờ vào khả năng chịu lực và đàn hồi cao.

Nhược điểm của foam

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật đó thì foam cũng có những nhược điểm những hạn chế nhất định:

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nước

Với một vài loại foam nhất định thì bạn sẽ phải hạn chế việc cho nó tiếp xúc trực tiếp với nước sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Tuy nhiên không phải loại foam nào cũng vậy đâu nhé.

Chất liệu không mát

Phần lớn các thiết kế đệm cao su, hay đệm foam thường khá nóng nên thường được ứng dụng vào thiết kế mùa đông.

Ứng dụng của foam

Sau khi tìm hiểu về foam là gì cũng như những đặc tính nổi bật của chất liệu này thì các bạn cũng có thể phần nào biết được những ứng dụng nổi bật của foam rồi phải không? Ngay bây giờ hãy cùng mình khám phá một cách cụ thể hơn nhé.

Nệm foam

Nệm foam là gì? Đây là những loại nệm được làm bằng chất liệu foam với độ mềm và đàn hồi cao. Nếu như những sản phẩm đệm cao su thiên nhiên đem đến cho bạn được sự thoải mái, không đau lưng thì với chất liệu foam cũng vậy.

Chính vì có rất nhiều những ưu điểm nổi bật nên nhiều nhà sản xuất nệm cao cấp còn lựa chọn foam làm nệm để tăng thêm chất lượng của sản phẩm.

Để chọn được cho mình một chiếc đệm foam đảm bảo thì bạn hãy thử ấn mạnh tay xuống đệm, do có độ đàn hồi cao nên thường sau 10s thì đệm sẽ trở lại trạng thái ban đầu đấy.

Ngoài ra, để giấc ngủ được đảm bảo hơn thì không chỉ quan tâm về chất liệu đệm mà bạn cũng cần phải biết về kích thước đệm hay hướng giường ngủ nữa đấy.

Gối chữ U

Đây được coi là một trong những ứng dụng khá nổi bật của foam. Nếu việc đi tàu, xe hay máy bay khiến bạn dễ bị đau vai gáy hay mỏi cổ ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần của mình thì hãy mua cho mình ngay một chiếc gối chữ U nhé.

Nhờ vào có độ mềm mại, đàn hồi cao nên những chiếc gối chữ U foam sẽ đem đến cho bạn cảm giác vô cùng thoải mái và có được giấc ngủ ngon hơn khi đi tàu hay xe.

Dép xốp

Nhờ vào các bọt khí từ chất lỏng và rắn nên ngoài được ứng dụng làm đệm hay gối mà chất liệu foam còn được làm dép xốp đi biển nữa đấy. Nếu như những chiếc dép thông thường sẽ dễ bị trơn trượt, dễ ngã thì việc chọn chiếc dép xốp foam sẽ giúp bạn hạn chế được tối đa tình trạng này đấy.

Như vậy phía trên mình đã giới thiệu cho các bạn chất liệu foam là gì cũng như là đặc điểm ứng dụng của nó. Hy vọng với những thông tin trên thì sẽ giúp các bạn có thể hiểu biết về foam nhé.

Xem thêm >> Cao su thiên nhiên là gì? Dùng nệm, gối cao su thiên nhiên có tốt không?

 

 

© 2020 blog vietnamembassy-srilanka  Văn phòng: 34/6/3 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. 

Scroll To Top