Deprecated: Required parameter $username follows optional parameter $network in /home/vietnamembassy-srila8221/public_html/prod/wp-content/themes/theissue/inc/framework/thb-social-links/social-links.php on line 585

Deprecated: Required parameter $new_class follows optional parameter $html in /home/vietnamembassy-srila8221/public_html/prod/wp-content/themes/theissue/inc/framework/thb-lazyload.php on line 4

Deprecated: Required parameter $method follows optional parameter $http in /home/vietnamembassy-srila8221/public_html/prod/wp-content/themes/theissue/inc/framework/thb-mailchimp.php on line 3

Deprecated: Required parameter $username follows optional parameter $number in /home/vietnamembassy-srila8221/public_html/prod/wp-content/themes/theissue/inc/framework/thb-instagram.php on line 4

Deprecated: Required parameter $username follows optional parameter $number in /home/vietnamembassy-srila8221/public_html/prod/wp-content/themes/theissue/inc/framework/thb-instagram.php on line 14

Deprecated: Required parameter $access_token follows optional parameter $number in /home/vietnamembassy-srila8221/public_html/prod/wp-content/themes/theissue/inc/framework/thb-instagram.php on line 14

Deprecated: Required parameter $username follows optional parameter $number in /home/vietnamembassy-srila8221/public_html/prod/wp-content/themes/theissue/inc/framework/thb-instagram.php on line 116
7 phương pháp ngủ ít vẫn khỏe và tỉnh táo, tràn đầy năng lượng - VietNam Embassy in Sri Lanka
Now Reading
7 phương pháp ngủ ít vẫn khỏe và tỉnh táo, tràn đầy năng lượng

7 phương pháp ngủ ít vẫn khỏe và tỉnh táo, tràn đầy năng lượng

Việc bận rộn với công việc và cuộc sống xung quanh khiến cho nhiều người không có nhiều thơi gian để ngủ. Tuy nhiên, việc ngủ ít khiến cơ thể mệt mỏi và mất tập trung. Liệu có cách nào ngủ ít vẫn khỏe không? Hãy cùng mình tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Thời gian ngủ như thế nào là hợp lý nhất?

Cuộc sống tấp nập và bận rộn với công việc và cuộc sống khiến cho bạn bị cuốn theo vào vòng xoáy, khiến cho bạn không còn thời gian dành cho giấc ngủ. Tự hỏi không biết từ bao giờ mà bạn lại không được ngủ đủ thời gian vốn có.

Vậy, thời gian ngủ của từng độ tuổi là như thế nào? Liệu bạn đang có đáp ứng đúng với thời gian ngủ mà cách nhà khoa học đã đưa ra hay không? Hãy cùng mình tìm hiểu dưới bảng này nhé:

Nhìn vào bảng khuyến cáo thời gian ngủ của viện Y học giấc ngủ Hoa Kì ta có thể thấy tùy vào mỗi độ tuổi mà thời gian ngủ có thể thay đổi khác nhau. Tuy nhiên, dù ở độ tuổi nào thì việc ngủ từ 6-10 tiếng/ngày sẽ giúp cho bạn có cơ thể khỏe mạnh và trí nhớ tốt hơn.

Ngủ bao nhiêu là đủ để làm việc hiệu quả? Một giấc ngủ giúp bạn đảm bảo được hiệu quả công việc thì thường sẽ là từ 7-9 giờ. Như thế nó sẽ giúp bạn vừa tỉnh táo, thoải mái và tràn đầy năng lượng.

Nhưng, do đặc thù công việc nhiều người không có nhiều thời gian để ngủ, thay vào đó là phải nghiên cứu, học tập hay làm việc. Vậy cách ngủ ít mà không mệt không? Hãy cùng tìm hiểu ở phía dưới nhé.

Những phương pháp ngủ ít vẫn khỏe và tỉnh táo, tràn đầy năng lượng

Rất nhiều người vì bạn rộn với công việc nên thường ngủ rất ít, nhưng họ lại không biết cách làm sao ngủ ít vẫn khỏe, khiến cơ thể mệt mỏi, trì trệ. Vì thế, để khắc phục được tình trạng trên thì mình sẽ giới thiệu cho các bạn về những phương pháp ngủ ít nhưng hiệu quả dưới đây.

Chu kỳ ngủ 90 phút ( phương pháp Polyphasic Sleep)

Đây được coi là cách ngủ ít mà vẫn khỏe được danh họa thiên tài Leonardo Da Vinci áp dụng từ khoảng 700 năm trước đây, và cho đến tận ngày nay thì nó vẫn được nhiều người sử dụng.

Với phương pháp này, ông chia thành các chế độ ngủ rất đặc biệt là cứ 4 giờ ông lại chợp mắt 15 phút, từ 24h ông sẽ ngủ 15 x 6 = 90 phút. Như vậy thay vì việc ngủ 8 tiếng một ngày thì ông lại chỉ ngủ 1h30/ngày mà thôi.

Ông sử dụng phương pháp ngủ ngắn này dựa trên cấu trúc của một giấc ngủ, bao gồm:

  • Ngủ nông (Light Sleep): Đây là giai đoạn đầu khi mà cơ thể bạn mới bắt đầu chìm vào giấc ngủ, tuy nhiên vẫn nhận thức được mọi thứ xung quanh.
  • Ngủ sâu (Deep Sleep): Giai đoạn được coi là quan trọng nhất, thường chỉ chiếm 10% giấc ngủ.
  • Ngủ mơ (Rapid Eye Movement): Trong giai đoạn này, bạn bắt đầu xuất hiện những giấc mơ, mộng tưởng và con mắt có thể chuyển động.
  • Thức giấc (Wake): Khi này bạn đã tỉnh và nhận thức được mọi vật.

Nhìn chu kì trên ta có thể thấy, giai đoạn ngủ nông (Light Sleep) là một giai đoạn vô nghĩa nhất, nhưng lại chiếm tới phân nữa thời gian của cả giấc ngủ. Trong khi ngủ sâu lại chỉ chiếm khoảng 10%.

Chính vì thế phương pháp Polyphasic Sleep chính là hạn chế thời gian của giấc ngủ nông và tập trung vào giấc ngủ sâu mà thôi. Điều này giúp bạn ngủ ít mà vẫn đảm bảo sức khỏe.

Phương pháp Dymaxion – ngủ 2 tiếng mỗi ngày

Nếu như cách ngủ ít mà vẫn khỏe trên bạn không thể áp dụng được do thời gian ngủ khá ngắn, và khó tập trung vào 15 phút. Vậy thì bạn có thể tham khảo thêm phương pháp Dymaxion.

Cách ngủ ít vẫn khỏe này do kiến trúc sư người Hoa Kỳ Buckminster Fuller đã phát minh ra. Gần giống với phương pháp 90 phút ở trên, với các này ông chia thời gian ngủ ra thành các giai đoạn khác nhau. Và với mỗi 6 tiếng thì ông sẽ ngủ 30 phút.

Như vậy sẽ là 4 x 30 phút = 120 phút = 2h, ông kiên trì áp dụng phương pháp này để có nhiều thời gian nghiên cứu và làm việc hơn. Và ông vẫn có được một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, tỉnh táo, không bị mệt mỏi.

Phương pháp ngủ 4 tiếng một ngày

Thông thường thời gian ngủ dành cho người trưởng thành sẽ kéo dài 5-6 chu kì giấc ngủ, là khoảng 9h đồng hồ. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát minh ra phương pháp ngủ ít vẫn khỏe, cách ngủ hiệu quả mà bạn có thể dễ dàng áp dụng theo.

Công thức sẽ là: Giờ thức = giờ đi ngủ + 1,5h x A + X

Trong đó:

  • 1,5h là chu kì của một giấc ngủ.
  • 5 là số chu kì trong giấc ngủ của bạn (có thể là 4, 5 hoặc là 6).
  • X là khoảng thời gian bạn đi vào giấc ngủ nông. Thường thì tùy vào mỗi người, nhưng nó sẽ mất khoảng từ 15-30 phút.

Ví dụ như bạn thường ngủ vào lúc 23h đêm, thời gian đi vào giấc ngủ là 15 phút. Như vậy, thì thời gian thức tối thiểu của bạn sẽ là:

Giờ thức = 23 + (1,5 x 5) + 15

Như vậy với phương pháp ngủ ít không mệt này thì bạn hoàn toàn có thể áp dụng theo, và vẫn có được trạng thái tinh thần tốt cũng như là cơ thể khỏe mạnh nhất.

Phương pháp Siesta – 6,5 tiếng

Làm sao để ngủ ít mà vẫn khỏe đây? Có lẽ đây là thắc mắc của rất nhiều những người trưởng thành, phải bận rộn nhiều với cuộc sống. Vậy thì đừng ngần ngại thử phương pháp Siesta này nhé.

Đây là cách ngủ ít mà vẫn tỉnh táo được thủ tướng Anh Winston Churchill áp dụng. Với ông thì giấc ngủ sẽ được chia thành ngủ tối và ngủ trưa, 6,5h thì sẽ dành 5 tiếng cho việc ngủ ban đêm và 1,5 tiếng cho buổi trưa.

Nếu như bạn không biết ngủ trưa bao lâu là đủ thì có thể áp dụng theo cách này của Winston Churchill. Như vậy, bạn vẫn có được giấc ngủ đảm bảo, còn ngủ trưa để có tinh thần tập trung hơn nữa.

Phương pháp Tesla – 2h20 phút

Một phương pháp ngủ nhanh nữa mà các bạn có thể áp dụng theo đó chính là Tesla. Được áp dụng bởi nhà khoa học Nikola Tesla. Khác với những phương pháp ngủ 5 tiếng 1 ngày hay phương pháp ngủ ngắn ở trên thì Tesla lại chỉ dành ra 2h20 phút để ngủ.

Vậy giấc ngủ ngắn  này được chia như thế nào? Đó là ông sẽ dành 2h để ngủ vào buổi tối và 20 phút còn lại ngủ vào ban ngày. Việc dành ra 20 phút ban ngày để ngủ giúp cho ông có được tinh thần thoải mái, hạn chế được những stress công việc, từ đó giúp ông làm việc thoải mái hơn.

Như vậy, phía trên là những cách ngủ ít nhưng vẫn tỉnh táo được các nhà khoa học áp dụng và hoàn toàn đảm bảo, giúp bạn hạn chế những mệt mỏi khi ngủ ít. Vì thế, tùy vào cơ thể của mỗi người mà bạn nên chọn phương pháp nào phù hợp nhất với mình.

Một vài lưu ý giúp bạn ngủ ít vẫn khỏe

Như vậy sau khi tìm hiểu về cách ngủ ít vẫn khỏe cũng như là cách làm thế nào để ngủ ít mà vẫn hiệu quả thì dưới đây sẽ là một vài lưu ý giúp cho bạn có được giấc ngủ ngon, tinh thần thoải mái hơn.

Lựa chọn không gian khi ngủ

Sau khi trả lời được những câu hỏi ngủ ít có sao không hay bé ngủ ít quá ảnh hưởng ra sao thì tiếp theo để có được giấc ngủ ít mà vẫn khỏe thì bạn cũng nên lựa chọn không gian sao cho hợp lý nhất.

Đối với nhiều người, nhất là những ai làm việc văn phòng thường không gian khá là hạn chế, vì thế họ thường ngủ gục trên bàn khiến cơ thể mỏi mệt, đau nhức đốt sống cổ. Để khắc phục được tình trạng trên thì bạn có thể sử dụng những cách sau:

Túi ngủ

Là một sản phẩm không còn xa lạ với những ai làm văn phòng, có không gian hạn chế. Được thiết kế thông minh, nhỏ gọn nên không chiếm nhiều diện tích những chiếc túi ngủ văn phòng luôn là lựa chọn rất tuyệt vời.

Bạn có thể lựa chọn túi ngủ mùa đông hay túi ngủ mùa hè sao cho phù hợp với thời tiết để có được không gian ngủ thoải mái. Đặc biệt, túi ngủ giúp bạn có không gian riêng, hạn chế được tiếng ồn vì thế đảm bảo giấc ngủ của bạn, và áp dụng được những cách ngủ sâu ở trên.

Bên cạnh việc sử dụng túi ngủ ở văn phòng thì bạn còn có thể mang theo đi du lịch, hay dã ngoại nữa đấy.

Gối chữ U

Ngoài những chiếc túi ngủ văn phòng ra thì bạn cũng có thể lựa chọn những chiếc gối chữ U. Khác với những thiết kế khác thì gối chữ U sẽ giúp bạn nâng đỡ cổ và vai gáy nên bạn có thể nằm ngủ ngay tại ghế làm việc của mình.

Không tốn không gian mà bạn hoàn toàn có thể thư giãn ngay tại chỗ bằng cách sử dụng gối chữ U. Ngày nay, gối chữ U còn được sử dụng rộng rãi như khi đi máy bay, gối chữ U cho bà bầu, hay đi di lịch nữa đấy.

Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý về cách chọn gối chữ U sao cho phù hợp với từng lứa tuổi, mục đích. Và nên đến với các thương hiệu uy tín: Eagle Creek, GoandFly, Cabeau, Seatosummit hay Msquare,… để có được những sản phẩm chất lượng nhất.

Tập thể dục

Với những ai thường xuyên phải thức đêm hay ngủ ít những không biết cách làm sao để ngủ sớm hay có được cơ thể khỏe mạnh thì nên tập yoga hoặc gym.

Việc tập thể dục giúp cho cơ thể bạn điều hòa tốt hơn, cơ thể được thải ra những c hất độc hại vì thế giúp bạn có được giấc ngủ ngon hơn. Không chỉ thế, việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh, tinh thần tốt để làm việc.

Ăn uống điều độ, hợp lý

Ngoài việc phải tập thể dục ra thì bạn cũng nên nghiên cứu về chế độ ăn của mình sao cho hợp lý. Việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể sau nhiều giờ làm việc mệt mỏi sẽ giúp bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Bạn có thể bổ sung các loại thịt đỏ như: thịt lợn, thịt bò,… các loại rau củ quả giàu chất xơ. Tùy vào đặc thù công việc mà bạn có thể lựa chọn được những loại thức ăn bổ dưỡng.

Phía trên là những phương pháp ngủ ít vẫn khỏe mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. Tuy nhiên, mình không khuyến khích việc ngủ ít vì lâu dài nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ của con người. Vì thế, nếu không phải do đặc thù công việc nên thức khuya thì bạn cũng nên hạn chế việc ngủ ít lại nhé.

Xem thêm >> Có nên ngủ trưa không? Ngủ bao lâu là đủ và tốt sức khỏe?

© 2020 blog vietnamembassy-srilanka  Văn phòng: 34/6/3 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. 

Scroll To Top